1/ CHỈ MỘT CON ĐƯỜNG:

Hãng phim truyện Việt Nam – cái nôi của nền Điện Ảnh nước nhà đã sản xuất bộ phim “Chỉ một con đường” của đạo diễn Trần Vịnh, hai nhà biên kịch: Trịnh Thanh Nhã và Lâm Quang Ngọc dựa theo tiểu thuyết “Tiếng khóc của Nàng Út” của nhà văn Nguyễn Chí Trung. Bộ phim tái hiện tinh thần quật khởi của đồng bào các dân tộc miền tây huyện Trà Bồng trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, đỉnh cao là khởi nghĩa Trà Bồng ngày 28-8- 1959 rồi lan rộng khắp cả nước. Trong phim “Chỉ một con đường” kể lại cho người xem số phận của những con người trong ba mảng đời: những người ở lại Khu 5 tại đồng bằng vốn là vùng tự do trong kháng chiến chống Pháp, những người ở lại trên núi, những người ra đi tập kết. Số phận của các con người ba mảng đời ấy, thắm đượm hồn quê, quyện vào nhau, cho nhau và vì nhau, sức mạnh của một thời ….

Tap 1.mpg.00_03_08_02.Still001 Tap 1.mpg.00_27_00_10.Still003

 

2/ CỘI NGUỒNG THIÊNG:

Thầy đồ Hoàng Xuân Đường, là một người nhân hậu, Ông có một người con gái tên là Hoàng Thị Loan. Cô bé Loan từ nhỏ đã tỏ ra tư chất khác người và rất ham học, ông đồ luôn khích lệ cô. Một lần ông đồ về thăm quê ngoại làng Sen. Ông được biết cậu bé có hoàn cảnh éo le, tư chất thông minh và hiếu học đến cảm động. Thế là ông xin được đón Nguyễn Sinh Sắc về nuôi dạy. Ông đồ kiểm tra sức học của Sắc và vô cùng hài lòng. Ông cho Sắc sách bút, dạy bảo
ân cần hệt như lúc dạy con gái. Ông đô quyết tiến cử Sắc đi học xa nhà, Ông cũng lờ mờ đoán biết được tâm tư của con gái mình và Sắc. Mối tình ấy lẽ ra Loan giấu kín cho riêng mình. Nhưng sau khi Sắc đi học xa, một mụ mối trong làng cứ nhằng nhằng tới nhà ông đồ Hoàng Đường, đánh tiếng giạm hỏi cô Loan cho cậu ấm Quang. Cô Loan biết vậy thì rụng rời lo lắng và bày tỏ tấm lòng mà mình đã lỡ dành cho Sắc. Ông đồ đã hoàn toàn ủng hộ con gái. Bởi ông đã kín đáo quan sát tình cảm chân thật trong sáng của đôi trẻ, đã thấy rõ phẩm chất đẹp đẽ của người con trai ông gây dựng, vừa có tài vừa có đức ấy. Chính ông lâu nay thầm muốn cậu thanh niên không chỉ là nghĩa tử mà trở thành tế tử nối nghiệp ông sau này. Và anh Sắc được gọi về nhà. Rồi đám cưới ấm cúng của đôi trai tài gái sắc được tổ chức, sau khi ngôi nhà tranh xinh xắn đã hoàn tất ….

COI NGUON THIENG TAP 5.mpg.00_22_14_07.Still001 COI NGUON THIENG TAP 5.mpg.00_16_12_17.Still003

 

3/ CAO HƠN BẦU TRỜI:

Cuộc chiến trên không – Hà Nội 12 ngày đêm, mãi mãi là thời khắc lịch sử đáng nhớ trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng của quân dân Hà Nội, đặc biệt là Quân chủng Phòng không – Không quân. Những người lính Phòng không – Không quân còn rất trẻ, một số là người miền Nam. Họ mang trong lòng tình yêu quê hương, quyết tâm đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Những người lính… Mỗi người một số phận, một mảnh đời riêng nhưng tất cả đã kết lại thành một khối đá tảng, giáng trả những đòn đích đáng khiến kẻ thù phải khiếp sợ.

Thông qua nội dung, phim tái hiện lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi vận mệnh dân tộc đứng trước thử thách vô cùng nghiệt ngã: hoặc đứng thẳng làm người, sẵn sàng chấp nhận hy sinh; hoặc quỳ gối trước kẻ thù xâm lược, chấp nhận mọi yêu sách của chúng. Kỳ diệu thay, chiến tranh nhân dân. Cả nước đánh giặc, toàn dân là lính. Cao hơn bầu trời, đó là sự hy sinh vô bờ bến của những người lính, là sức sáng tạo vô biên của toàn quân, toàn dân ta, rộng ra là cả dân tộc.

TAP 01 - CAO HON BAU TROI.mpg.00_10_36_17.Still001 TAP 01 - CAO HON BAU TROI.mpg.00_09_37_13.Still002

" frameborder="0" allowfullscreen>